Search
Search

Các từ ngữ, từ khóa, keyword chuyên môn trong ngành gỗ

Ngày đăng: 18/12/2023
Một kiểu mộng gỗ được thiết kế rất tinh vi

Ngành gỗ vốn rất phong phú và đa dạng, từ nguyên vật liệu, cách chế tác, quy trình sản xuất cho đến những sản phẩm, thành phẩm đầu ra. Vì vậy có rất nhiều từ khóa chuyên môn được sử dụng trong mỗi ngạch khác nhau. Chẳng hạn như “đố”, “gù” hay được sử dụng cho pallet gỗ keo (tràm);  “phe lẹm” sử dụng cho gỗ keo (tràm) xẻ; trong khi “dác gỗ” , “ruột gỗ” lại hay được sử dụng cho ván gỗ keo (tràm) ghép thanh… Ở bài viết này, mọi người hãy cùng Techno Wood khám phá và giải đáp mọi thắc mắc về những từ ngữ này nhé.

1. Vân gỗ là gì ?

Đây là từ khóa, keyword phổ biến nhất trong ngành gỗ dành cho cả người chuyên lẫn không chuyên. Vân gỗ (wood grain) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các đường vân, sọc, hoặc mô hình trên bề mặt của gỗ. Các vân gỗ tạo ra một hình ảnh độc đáo và đẹp mắt trên các sản phẩm làm từ gỗ, chẳng hạn như nội thất, sàn gỗ, vật liệu xây dựng, và đồ trang trí.

Vân gỗ có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào loại gỗ và cách mà gỗ được cắt. Một số loại vân gỗ phổ biến bao gồm vân cưa (plain-sawn), vân gỗ bám (quarter-sawn), và vân gỗ nhân tạo như laminate hoặc veneer (gỗ mỏng được dán lên bề mặt khác).

Vân gỗ không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn tạo nên sự độc đáo và đẹp cho các sản phẩm gỗ, làm tăng giá trị thẩm mỹ và thị trường của chúng.

Như vậy, vân gỗ thường được nhắc đến như một ưu điểm / thế mạnh của gỗ khi giới thiệu về một sản phẩm gỗ nào đó.

Ảnh thể hiện các đường vân gỗ rất đẹp mắt trên bề mặt của một tấm ván

2. Thế nào là ruột gỗ ?

Chắc chắn trong ngành gỗ, không ít lần chúng ta gặp những câu hỏi như “Sản phẩm này tốt chứ, có bị ruột (ruột gỗ) không ?”. Vậy như thế nào là ruột gỗ ? Tưởng đơn giản nhưng chúng ta lại có 2 khái niệm khác nhau nhé !

2.1 Ruột gỗ (danh từ) – Heartwood

Thuật ngữ “ruột gỗ” thường được sử dụng để chỉ phần giữa của một tấm gỗ hoặc vật liệu gỗ, nơi có sự khác biệt so với lớp vỏ ngoài. Ruột gỗ thường mềm hơn và có cấu trúc tổ chức phức tạp hơn so với lớp vỏ ngoài, gọi là vỏ gỗ.

Khi người ta nói về ruột gỗ trong ngữ cảnh khác nhau, nó có thể liên quan đến cách sử dụng gỗ trong nghệ thuật, chế tác, hoặc cảnh quan. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, “ruột gỗ” có thể mang nghĩa khác nhau, nhưng nó thường liên quan đến phần bên trong, mềm dẻo, và có cấu trúc phức tạp của gỗ so với phần ngoài.

2.2 Ruột gỗ (tính từ)

Đây chính là “ruột gỗ” hay được dùng trong câu “Có bị ruột gỗ không ?”. Ruột gỗ trong ngữ cảnh này được hiểu như lỗi của một sản phẩm gỗ, ám chỉ rằng vật liệu gỗ có phải có nguồn gốc từ một cái cây bị rỗng ruột hay không. Cây bị rỗng ruột có thể là do đặc tính sinh trưởng, hoặc bị mối mọt, côn trùng ăn mòn trong thời gian dài.

Vì vậy, nếu như vật liệu gỗ được cắt từ một thân cây bị ruột, ví dụ ván gỗ keo ghép thanh, ván sẽ để lại những vết lõm trên bề mặt từ nhỏ đến lớn, từ đó dẫn đến những công đoạn phát sinh như trám trét để bề mặt được hoàn thiện, phẳng và đẹp. Với lỗi ruột gỗ quá nặng thì chúng ta sẽ phải lọc và loại bỏ những phần gỗ lỗi đó và không nên đưa vào quy trình sản xuất.

Tổng kết, “bị ruột gỗ” là cụm từ thể hiện lỗi của một sản phẩm gỗ, trái với vân gỗ.

Phân biệt ruột gỗ, dác gỗ và tình trạng “bị ruột gỗ”

3. Dác gỗ là gì ? Phân biệt dác gỗ với ruột gỗ.

3.1 Dác gỗ (danh từ) – Sapwood

Theo hình ảnh trên, dác gỗ là phần màu sáng bên ngoài tiếp giáp với vỏ cây, chúng đảm nhận trọng trách nuôi dưỡng cho toàn bộ cấu trúc của cây. Trong quá trình sinh trưởng của cây, dác gỗ cũng là bộ phận đảm nhận chức năng dẫn nước, các khoáng chất cần thiết nuôi sống cây. Và chính đây cũng là phần “thức ăn” hấp dẫn mối mọt nhất. Vì vậy, dác gỗ trở thành điều cấm kị trong chọn gỗ nội thất.

Trên mặt cắt ngang, ruột gỗ có màu sẫm hơn so với dác gỗ. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ dác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ cây gỗ dẻ gai, cây họ dâu tằm).

Dác gỗ thường được tận dụng, xử lý tách biệt cho ra những tấm bìa gỗ mỏng đóng góp vào ngành chế biến giấy, bìa carton hoặc vật liệu đốt.

3.2 Dác gỗ (tính từ)

Tương tự với “bị ruột gỗ”, “bị dác gỗ” cũng trở thành một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành gỗ, cả ngành gỗ nguyên liệu lẫn nội thất. Hiểu đơn giản, một nhát cắt bình thường vào thân cây sẽ cho ra một thanh gỗ có cả ruột và dác gỗ. 

Tùy thuộc vào quy trình xử lý tiếp theo sẽ cho ra một thanh gỗ được loại bỏ hoàn toàn dác khỏi ruột, hoặc lưu lại một ít dác, hay còn nguyên nếu không làm gì cả.  Ứng với nhu cầu của mỗi khách hàng rằng “có chấp nhận dác gỗ không”, “chấp nhận tỉ lệ dác gỗ là bao nhiêu”, chúng tôi sẽ đưa ra được một mức giá hợp lý hơn cho các sản phẩm so với trường hợp “không chấp nhận dác gỗ”.

Tổng kết, “bị dác gỗ” là một cụm từ khóa thể hiện lỗi của một sản phẩm giống như “bị ruột gỗ”, và xuất hiện nhiều ở tất cả các ngành hàng gỗ từ gỗ keo xẻ, ván gỗ keo ghép thanh, pallet cho đến nội thất …

Trang web mocdep.vn cũng có một bài viết rất hay phân tích về ruột gỗ và dác gỗ, mọi người có thể tham khảo thêm tại đây.

4. Mắt gỗ là gì ?

Mắt gỗ (Knot) là một danh từ được dùng rất nhiều trong ngành gỗ, chỉ một phần của cây gỗ hoặc thanh gỗ mà tại đó một nhánh cây đã phát triển. Khi những nhánh này bị cắt bỏ hoặc chết, chúng còn lại dưới dạng một điểm góc trên thanh gỗ hoặc dưới dạng một phần gỗ chồng lên phần khác.

Vì khác biệt về cấu trúc và mật độ so với phần gỗ xung quanh, mắt gỗ có thể gây ra những khó khăn trong việc gia công và làm mềm gỗ. Trong một số trường hợp, mắt gỗ có thể làm giảm giá trị thẩm mỹ của gỗ, đặc biệt khi gỗ được sử dụng cho mục đích trang trí hoặc đồ nội thất. Tuy nhiên, cũng có một số loại gỗ, như gỗ thông, mắt gỗ có thể tạo ra một vẻ đẹp tự nhiên và được coi là một phần của sự độc đáo của gỗ đó.

Mắt gỗ được chia làm 2 dạng chính và cũng là 2 thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành gỗ.

4.1 Mắt sống (Live knot)

Mắt sống xuất hiện khi phần gỗ của nhánh cây vẫn còn sống. Do vậy, một số dữ liệu sống của nhánh (như màu sắc hay độ ẩm) vẫn được duy trì trong mắt. Mắt sống thường mềm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh so với mắt chết. Chính vì còn sống, nên mắt sống có thể thay đổi màu sắc, kích thước, hoặc độ cứng theo thời gian.

4.2 Mắt chết (Dead knot)

Mắt chết xuất hiện khi phần gỗ của nhánh cây đã chết và không còn sinh trưởng nữa. Mắt chết thường cứng hơn và ít có sự biến đổi về màu sắc hay kích thước so với mắt sống. Vì đã chết, mắt chết có khả năng chống chịu tốt hơn với thời gian và môi trường so với mắt sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mắt sống có thể bị mục nát hoặc bong tróc ra khỏi phần gỗ chính, tạo ra một lỗ trống.

Trong ngành sản xuất gỗ keo xẻ, ván gỗ keo ghép thanh và một số ngành khác, chuyện gặp mắt gỗ là điều không thể tránh khỏi. Việc phân biệt mắt sống và mắt chết là quan trọng vì chúng có ảnh hưởng đến chất lượng và tính chất của sản phẩm gỗ cuối cùng. Khi sử dụng gỗ, mắt chết thường được ưa chuộng hơn do tính ổn định và độ bền cao hơn so với mắt sống.

Tổng kết, mắt gỗ là một từ khóa thể hiện lỗi của sản phẩm.

Phân biệt mắt sống và mắt chết

5. Mộng gỗ là gì ?

Mộng gỗ là một danh từ, được hiểu đơn giản là những khớp nối được gia công để ghép hai thành phần gỗ lại với nhau. Kỹ thuật đóng mộng là sự kết hợp của một thanh gỗ lõm và một thanh gỗ lồi. Người ghép phải làm sao để khiến hai thanh gỗ khăng khít đến từng mm.

Để có thể ghép được mộng, người thợ thi công sẽ rất hao tổn sức lực và trí lực do kỹ thuật ghép nối rất phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao đến từng chi tiết nhỏ từng mm. Nhưng lợi ích khi ghép các mộng là giúp cho các đầu nối gắn kết chặt chẽ dù gỗ có thể không cùng kết cấu vẫn thực hiện được.

Mộng gỗ thực sự là một nghệ thuật trong ngành gỗ và ngành thiết kế bởi tính hữu dụng, thẩm mỹ cao và thậm chí tăng tuổi thọ cho sản phẩm lên đáng kể. Ta không cần phải sử dụng đinh vít để ghép 2 thành phần gỗ lại với nhau nếu quyết định gia công mộng gỗ. Mộng gỗ cũng có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào đặc tính thẩm mỹ của mỗi sản phẩm. 

Từ những đồ dùng trong nhà như chiếc giường nằm hàng ngày, ta thấy ngay mộng gỗ trong việc liên kết thành giường với đầu giường và cuối giường, đem lại sự chắc chắn không thể bàn cãi. Cho đến đồ chơi gỗ, mộng gỗ thực hiện rất tốt nhiệm vụ nối tay, chân, đầu, thân thể cho một chiếc búp bê gỗ theo rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Và còn rất nhiều ứng dụng cho các sản phẩm gỗ khác nữa (Tham khảo thêm tại đây).

Trong ngành sản xuất ván gỗ keo ghép thanh, có 2 dạng mộng gỗ là mộng đứng và mộng nằm, được thực hiện gia công bằng máy móc hiện đại, đem lại độ chuẩn xác tuyệt đối.

  • Mộng đứng (top finger) ứng với cách ghép dọc (vertical join).
  • Mộng nằm (side finger) ứng với cách ghép ngang (horizontal join).

Như hình dưới, mộng nằm tối ưu hơn mộng đứng do có thể giấu được vết ghép đi, không để lộ trên bề mặt ván đem lại tính thẩm mỹ cao hơn. Do vậy, dù ghép dọc đem lại mức chi phí tốt hơn một chút so với ghép ngang nhưng cách ghép dọc hiện tại gần nhưng không còn được sử dụng nhiều nữa mà hoàn toàn thay thế bằng ghép ngang.

Mộng gỗ được thiết kế rất đẹp và tinh vi, nâng cao sự chắc chắn và tính thẩm mỹ cho sản phẩm

Ảnh so sánh mộng đứng và mộng nằm của ván gỗ ghép thanh. Có thể thấy mộng đứng xuất hiện trên bề mặt ván còn mộng nằm chỉ xuất hiện bên cạnh.

6. Phe lẹm là gì ? Mối liên hệ với gỗ keo xẻ.

“Phe lẹm” là một tính từ được sử dụng rất nhiều trong gỗ keo xẻ hay gỗ xẻ nói chung. Phe lẹm thường hay đi cùng câu nói “có bị phe lẹm không”, “có bị lẹm không”, “có chấp nhận phe lẹm không”.  Phe lẹm cũng là một từ khóa thể hiện lỗi của sản phẩm.

Khi xẻ dọc một thân cây, những thanh xẻ nằm bên trong sẽ cho ra được hình thù vuông thành sắc cạnh. Do thân cây có dạng giống hình khối tròn nên những thanh xẻ nằm phía bên ngoài sẽ có một góc trong được vuông vắn, và góc còn lại là phần rìa nên sẽ có hình thù dạng elip. Phần elip này được gọi là “bị lẹm” hoặc “bị phe lẹm”. 

Các thanh gỗ xẻ bị phe lẹm này do chỉ khác về hình dáng so với các thanh xẻ vuông vắn nên vẫn có thể được sử dụng nếu như quý khách không đặt mục tiêu về thành phẩm quá cao. Ví dụ, những chiếc pallet gỗ keo được làm từ lẫn từ cả những thanh gỗ keo xẻ thường và thanh bị phe lẹm gần như không có ảnh hưởng về tải trọng mà chỉ ảnh hưởng một chút tới hình thức pallet. Chưa kể, chúng ta cũng có thể bố trí sao cho phần bị lẹm được ẩn đi để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Như vậy, ở các đơn đặt hàng gỗ keo xẻ sẽ có điều khoản “có chấp nhận phe lẹm” hoặc “không chấp nhận phe lẹm”. Đương nhiên ở đơn chấp nhận phe lẹm, chúng tôi sẽ có mức giá thành tốt hơn do giảm bớt được khâu phân loại trong quy trình sản xuất. (Đặt hàng ngay !)

Ảnh đơn hàng gỗ keo xẻ chấp nhận phe lẹm
Ta có thể nhìn thấy rõ những thanh gỗ xẻ bị phe lẹm trong hình

7. Đố, gù là gì ? Liên quan thế nào đến pallet ?

“Gù” là danh từ cùng nghĩa với cục liên kết hình vuông nhỏ nằm giữa các thanh gỗ xẻ cấu thành nên pallet gỗ. Ở các sản phẩm Pallet gỗ keo chúng tôi có ghi rõ số cục liên kết của pallet (Tham khảo Pallet gỗ keo 4 hướng nâng).

Trong khi đó, “đố” cũng là danh từ thể hiện sự liên kết nhưng là dạng thanh liên kết. Pallet không sử dụng gù thì sẽ sử dụng đố để liên kết hoặc ngược lại. Cũng có pallet sử dụng cả đố cả gù. Có 2 dạng đố như sau:

Với tính chất như vậy, nên đố cũng là một sản phẩm gỗ có công năng được sản xuất và bán riêng trên thị trường, chứ không hẳn cứ phải lên hình pallet mới thành sản phẩm anh chị em nhé ! Tại Techno Wood mọi người cũng có thể đặt đơn sản xuất riêng đố gù, kèm ghi rõ quy cách và sản lượng là ok ạ !

Phân biệt rõ đố và gù trong pallet gỗ

8. Nan là gì ?

Nan và cốt pha đều là danh từ tương tự với thanh gỗ hay thanh gỗ xẻ. Có một câu hỏi ở đây là tại sao chúng ta không cùng gọi “thanh gỗ” cho nhanh mà lại phân biệt ra 2 từ ngữ khác nhau như vậy ?

“Nan” thường được sử dụng trong ngữ cảnh thuộc ngành gỗ keo xẻ và pallet. Nan mang ý nghĩa số nhiều của những thanh gỗ xẻ đã qua xử lý và được phân loại theo một cách nào đó. Thuật ngữ “nan” hay đi cùng với các cụm từ “nan tốt”, “nan đẹp”, “nan xấu”, “nan xẻ sấy”, “nan xẻ kích thước a*b*c” … hoặc cũng có thể gọi là “thanh nan” cho số lượng một thanh. Trong ngữ cảnh pallet gỗ thì nan chính là những thanh gỗ xẻ cấu thành nên bề mặt trên và dưới của pallet.

Nan gỗ kẻo xẻ được bó gọn gàng và những thanh nan ở bề mặt trên pallet.
Nan gỗ kẻo xẻ được bó gọn gàng và những thanh nan ở bề mặt trên pallet.

9. Cốt pha là gì ?

“Cốt pha” (hoặc cốp pha) là một danh từ được sử dụng trong ngành xây dựng. Cốt pha có thể được làm bằng thép hoặc gỗ. Với cốt pha bằng gỗ, đó là những thanh gỗ xẻ chắc chắn được sản xuất nhằm mục đích tạo nên chỗ đứng vững chắc cho người lao động khi thi công dự án hay công trình.

Loại cốt pha gỗ dễ hình dung nhất là cốt pha được đặt lên giàn giáo khung hay sử dụng để thi công biển quảng cáo hoặc trần nhà.

Cốt pha có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể là có một số kiểu quy cách dài x rộng x dày phổ biến riêng cho những thanh gỗ cốt pha này. Do đó cùng là hình dạng thanh gỗ, cùng có nguồn gốc từ gỗ xẻ nhưng khi nói đến cốt pha, ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra ngay hình dạng, kích thước và công dụng của nó.

Tham khảo thêm về cốt pha gỗ tại đây.

Ảnh giàn giáo khung chữ H và cốt pha bằng gỗ, sắt
Dễ dàng nhìn thấy người thợ thi công bên trái đứng trên một thanh cốt pha bằng gỗ tựa vào dàn giáo chữ H
Cốt pha gỗ được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng
Cốt pha gỗ được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng nói chung.

10. Kết luận

Ở trên Techno Wood đã điểm qua những từ khóa chuyên môn trong ngành gỗ liên quan nhất tới 3 danh mục sản phẩm Gỗ keo xẻ, Ván gỗ keo ghép thanh và Pallet gỗ keo.

Ngành gỗ còn rất nhiều từ khóa chuyên môn được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh, ngạch sản phẩm khác nữa. Techno Wood xin phép được trình bày ở những bài viết sau. Rất cám ơn mọi người đã ghé thăm website và đọc hết bài viết !

Facebook
Twitter
Ảnh bài viết: Nhật Bản chế tạo thành công vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới
Nhật Bản chế tạo thành công vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới
Một bước tiến đột phá trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ đã được ghi nhận vào ngày 28/5, khi các nhà khoa...
Ảnh - Tín hiệu tốt - Việt Nam sắp trở thành nền kinh tế thị trường
Tín hiệu tốt: Việt Nam sắp được công nhận trở thành quốc gia có nền kinh tế thị trường
Vào đầu tháng 5, một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở nửa kia của bán cầu: Bộ Thương mại Mỹ lắng nghe...
Ảnh bài viết: Tín hiệu sáng cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ năm 2024
"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ năm 2024
Trong bốn tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng mạnh, với triển vọng tiếp...
Ảnh đại diện bài viết: Thanh Hóa: Xử lý dứt điểm vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ
Thanh Hóa: Xử lý dứt điểm vi phạm tại các điểm thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng tự phát
Hiện tại, Thanh Hóa có hơn 100.000 ha rừng keo, chiếm trên 40% diện tích rừng trồng của tỉnh. Tình hình...
Gỗ keo tròn - Gỗ tràm tròn (chưa bóc vỏ) - Ảnh 16
Giá gỗ keo tăng so với năm 2023
Thời điểm hiện tại, giá thu mua gỗ keo tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các...
Ảnh đại diện bài viết - Thử nghiệm thành công lắp đặt cánh turbine gió bằng gỗ đầu tiên trên thế giới
Thử nghiệm thành công lắp đặt cánh turbine gió bằng gỗ đầu tiên trên thế giới
Những cánh turbine gió dài 19,3 mét, được làm từ ván ép đồng hướng (LVL), một loại vật liệu gồm nhiều...
Ảnh đại diện bài viết - Ngành gỗ châu Âu kêu gọi trì hoãn thực thi EUDR
Ngành gỗ châu Âu kêu gọi trì hoãn thực thi EUDR
Các tổ chức hàng đầu của ngành công nghiệp gỗ châu Âu đã phát biểu về việc thúc đẩy việc trì hoãn áp...
Ảnh đại diện - Lượng đơn hàng từ các doanh nghiệp gỗ phục hồi 80-90%
Lượng đơn từ nhiều doanh nghiệp gỗ đã phục hồi 80-90%
Bước vào năm 2024, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang chứng kiến những dấu...
Ảnh - Báo giá Gỗ keo tròn, Gỗ keo xẻ, Ván gỗ keo ghép thanh, Pallet gỗ keo, Củi sấy gỗ keo, Dăm gỗ keo 2024
Bảng báo giá gỗ keo, các dòng sản phẩm gỗ keo của Techno Wood năm 2024
1. Bảng báo giá gỗ keo tròn 2024 Gỗ keo tròn / Gỗ tràm tròn là nguyên liệu gốc được khai thác trực tiếp...
Gỗ keo xẻ bào sấy - Gỗ tràm xẻ bào sấy - Ảnh 12
Giới thiệu về gỗ keo xẻ thanh
Gỗ keo xẻ thanh hay hay gỗ tràm xẻ thanh là một loại vật liệu gỗ đặc biệt được ưa chuộng trong ngành...
Ảnh trang chủ điều hướng đến Danh mục Ván gỗ keo ghép thanh cùa Techno Wood (Điện thoại)
Ván gỗ ghép thanh - Giải pháp tối tân cho ngành sản xuất
Gỗ keo (tràm) đã và đang là một nguồn liệu liệu xây dựng, nội thất, trang trí phổ biến, nhưng để tận...
Ảnh trang chủ điều hướng đến Danh mục Pallet gỗ keo cùa Techno Wood (Điện thoại)
Giới thiệu về Pallet gỗ keo / tràm
Pallet gỗ keo hay Pallet gỗ tràm đang trở thành nguồn cung cấp quan trọng và bền vững trong ngành logistic...
Ảnh đại diện bài viết: Gỗ keo - Acacia: Nhân tố tạo đột phá cho ngành gỗ Việt
Gỗ keo / tràm tròn - Vật liệu có ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam
Gỗ keo tròn / gỗ tràm tròn là một loại vật liệu tự nhiên đa dạng và có ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam....
Ảnh đại diện - Lò hơi đốt củi - Năng lượng truyền thống và bền vững
Lò hơi đốt củi - Nguồn năng lượng truyền thống và bền vững
Lò hơi đốt củi là một thiết bị sử dụng củi hoặc nhiên liệu rắn khác để tạo ra hơi nước hoặc nhiệt độ...
Ảnh trang chủ về danh mục Củi sấy
Củi sấy - Giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
1. Giới thiệu về củi sấy Củi sấy, hay còn gọi là củi khô, là một nguồn năng lượng truyền thống đã tồn...
Ảnh đại diện bài viết: Ứng dụng của pallet gỗ keo
Khả năng tận dụng độc đáo của Pallet gỗ keo - tràm
Pallet gỗ keo, một sản phẩm thông dụng trong ngành vận chuyển và logictics, đang trở thành nguồn cảm...
Ảnh 1: Củi trắng sấy gỗ keo
Củi trắng sấy gỗ keo
Gỗ keo xẻ tươi - Gỗ tràm xẻ tươi - Ảnh 1
Gỗ keo xẻ tươi
Củi chẻ sấy gỗ keo - gỗ tràm - Ảnh 1
Củi chẻ sấy gỗ keo
Ván gỗ keo ghép thanh AC - Ván gỗ tràm ghép thanh AC - Ảnh 2
Ván gỗ keo ghép thanh AC
Một góc chụp khác của gỗ keo tròn chưa bóc vỏ
Gỗ keo tròn (Chưa bóc vỏ)
Pallet gỗ keo - Pallet gỗ tràm giá rẻ - Ảnh 2
Pallet gỗ keo giá rẻ
Gỗ keo xẻ bào sấy - Gỗ tràm xẻ bào sấy - Ảnh 1
Gỗ keo xẻ bào sấy
Pallet gỗ keo - Pallet gỗ tràm 2 hướng nâng - Ảnh 1
Pallet gỗ keo 2 hướng nâng